VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỀ THUẾ TNCN
Các vấn đề thường gặp trong:
Xác định cá nhân thuộc dạng cư trú hay không cư trú là vấn đề đầu tiên phải xác định để áp dụng tính thuế đúng hay không?
“1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.
‘==> Vấn đề là cá nhân đó thuê nhà trên 183 ngày, có thẻ cư trú nhưng sau đó về nước không sống tại Việt Nam thì như thế nào?”
“Tổng cục Thuế nhận được công văn số 001082015/CV_KMC ngày 11/08/2015 của Công ty TNHH Tư vấn Khai Minh vướng mắc về chính sách thuế thu nhập cá nhân. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 1 và tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 và tại điểm b, Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày l5/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN hướng dẫn :
“”Điều 1. Người nộp thuế
…
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả vả nhận thu nhập.
…”
“”Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không băng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiên điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị”.
“Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công.
4. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế.
…
b) Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi. Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm.”
Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên thì:
1. Trường hợp cá nhân người Nhật Bản được công ty mẹ tại Nhật Bản cử sang Việt Nam làm việc và là cá nhân cư trú tại Việt Nam; cá nhân này vừa thực hiện công việc tại Công ty mẹ ở Nhật Bản vừa thực hiện công việc tại Công ty con ở Việt Nam, đồng thời cá nhân được nhận thu nhập từ công ty mẹ và công ty con do thực hiện các công việc tại các nơi đó. Bên cạnh đó, cá nhân được công ty con tại Việt Nam trả thay tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại công ty con ở Việt Nam trả.
2. Trường hợp cá nhân được nhận thu nhập không bao gồm thuế thu nhập cá nhân từ nhiều tổ chức trả thu nhập khác nhau thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính .
“
“Trả lời công văn số 3600465041 ngày 20/9/2016 của Công ty TNHH Xích KMC Việt Nam về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1/ Về thời hạn khai quyết toán cho cá nhân người nước ngoài:
1.1/ Thời hạn khai quyết toán thuế đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài làm việc đến 31/12:
Điểm d, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định:
“”- Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch””.
Trường hợp người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam có ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán cho cá nhân tại thời điểm quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Trường hợp người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam không ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phải thực hiện quyết toán cho cá nhân.
1.2/ Thời hạn khai quyết toán thuế đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động trong năm dương lịch:
Điểm a.5, Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định:
“”Trường hợp cá nhân cư trú là.người nước ngoài kết thúc Hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh””.
Khoản 5, Điều 32 Luật quản lý thuế quy định về thời hạn nộp hồ sơ:
“Chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp””.
Căn cứ các quy định nêu trên, người nước ngoài phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân không thể thực hiện được do thời gian quá gấp không thể chuẩn bị tập hợp đủ hồ sơ và tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kê từ ngày cá nhân xuất cảnh.
2/ Quyết toán thuế đối với trường hợp người nước ngoài là cá nhân làm việc tại Công ty dưới 183 ngày, trên 183 ngày:
Căn cứ Điểm 1 Điều 1 Thông tư số 111 ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, trường hợp cá nhân người nước ngoài có mặt tại Việt nam dưới 183 ngày là cá nhân không cư trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế TNCN thuế suất 20% trên tổng số thu nhập chi trả cho cá nhân không cư trú theo từng lần chi trả.
Cá nhân người nước ngoài có mặt tại Việt nam trên 183 ngày là cá nhân cư trú tại Việt Nam nếu có ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán cho cá nhân tại thời điểm quyết toán thuế TNCN theo quy định.
3/ Giảm trừ gia cảnh cho con đối với cá nhân người nước ngoài khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con được thực hiện theo quy định tại Điểm 1, Điều 9 Thông tư số 111 ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
4/ Giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nước ngoài nghỉ sinh con khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111 ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp cá nhân người nước ngoài là đối tượng cư trú nghỉ sinh con 6 tháng có thực hiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và tính giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Cá nhân phải đăng ký giảm trừ gia cảnh trước khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
5/ Bù trừ thuế thu nhập cá nhân sau khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân đã nghỉ việc:
Căn cứ quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc bù trừ số thuế nộp thừa thì trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập, sau khi thực hiện quyết toán thuế TNCN cho cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa mà cá nhân đã nghỉ việc, tổ chức, cá nhân trả thu nhập liên hệ với cá nhân để thực hiện việc trả lại số nộp thừa.
Trường hợp cá nhân đã nghỉ việc trước khi kết thúc năm, tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện cấp chứng từ khấu trừ cho cá nhân để cá nhân tự thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Đề nghị Công ty TNHH Xích KMC Việt Nam liên hệ với Cục Thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
“
“Tiền phép năm
Trả lời văn bản số 45-14/CV-VU ngày 10/03/2014 của Văn phòng về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
– Căn cứ Điều 42 của Bộ Luật Lao động quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”
– Căn cứ Khoản 1 Điều 114 của Bộ Luật lao động quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ:
“Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ”.
– Căn cứ vào Điểm n Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài Chính quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế:
“Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Văn phòng đại diện theo trình bày có chi các khoản tiền bồi thường cho người lao động (theo quy định tại Điều 42 Bộ Luật Lao động) sau ngày 01/10/2013 thì khoản thu nhập này không được miễn thuế và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Đối với khoản tiền Văn phòng đại diện thanh toán cho người lao động do chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép trong năm thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp Văn phòng có chi trả tiền lương làm việc trong những ngày nghỉ phép năm với mức đơn giá tiền lương cao hơn so với ngày làm việc bình thường, thì khoản chênh lệch tiền lương được trả cao hơn theo quy định Bộ Luật Lao động là thu nhập miễn thuế TNCN theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Cục Thuế TP thông báo để Văn phòng biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
“
“Chính sách thuế TNCN của cá nhân không cư trú làm môi giới bán hàng hóa tại nước ngoài cho DN Việt Nam
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 0206/2015/CV ngày 19/6/2015 của Công ty TNHH Hải sản Bền Vững và công văn số 20/CVCNCTY ngày 15/7/2015 của Công ty CP CB XNK Thủy sản BR-VT đề nghị hướng dẫn chính sách thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú làm môi giới bán hàng hóa tại nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam. Về vấn đề này, sau khi xin ý kiến và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 quy định:
“”Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. “”
– Tại Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế TNCN hướng dẫn:
“”Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập “”
– Tại điểm b, khoản 4, Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“”b) Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. “”
– Tại khoản 4, Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam hướng dẫn:
“”Điều 2. Đối tượng không áp dụng
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:
– Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;
– Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);
– Xúc tiến đầu tư và thương mại,
– Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài””
Căn cứ theo quy định và hướng dẫn nêu trên thì cá nhân không cư trú làm dịch vụ môi giới tại nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam bán hàng hóa tại nước ngoài thì thu nhập của cá nhân không cư trú trong trường hợp này được xác định là thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam. Tổ chức chi trả khoản thu nhập này không khấu trừ thuế TNCN khi chi trả hoa hồng môi giới.
“
“Kê khai thuế có thu nhập 2 nơi.
Trả lời văn bản số 004/2014/CST ngày 25/06/2014 của Công ty về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định về khai thuế, quyết toán thuế:
“Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
1. Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.
…
c) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền.
2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh
a) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế bao gồm:
a.1) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
a.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
…
c) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:
…
d) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:
d.1) Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
d.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên và có thêm thu nhập khác theo hướng dẫn tại tiết c.4 và c.5, điểm c, khoản 2, Điều này.
đ) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
…”
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 c ủa Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế:
Trường hợp Công ty theo trình bày có người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế, nhận thu nhập tiền lương, tiền công do Công ty ở mẹ ở nước ngoài trả thông qua Công ty, thì hàng tháng hoặc quý (nếu thuộc trường hợp khai thuế theo quý) Công ty thực hiện kê khai, khấu trừ thuế TNCN theo mẫu số 02/KK-TNCN đối với khoản tiền Công ty thực chi trả cho cá nhân người nước ngoài. Kết thúc năm nếu cá nhân người nước ngoài trong năm tính thuế chỉ có phát sinh thu nhập do Công ty chi trả thì được ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế thay, nếu có phát sinh thu nhập từ 2 nơi thì cá nhân này phải trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế (trường hợp này Công ty không được nhận ủy quyền quyết toán thay, khi quyết toán thuế Công ty chỉ thống kê số thu nhập đã chi trả và số thuế TNCN đã khấu trừ của cá nhân người nước ngoài này).
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
– chi kê khai thu nhập tại VN đôi voi tien luong nuoc ngoai chi trả cho phần cong việc tại VN, nếu đó là phần part time cho nuoc ngoài thì đó là nguồn thu nhập phát sinh tại nước ngoài nên không kê khai.
“
“hoàn thuế TNCN trong trường hợpcá nhân nhận lương không bao gồm thuế.
Trả lời công văn số 29039/CT-TNCN ngày 12/6/2014 của Cục thuế Thành phố Hà Nội đề nghị hướng dẫn hoàn thuế TNCN trong trường hợp cá nhân nhận lương không bao gồm thuế TNCN, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại khoản 2, Điều 8 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 quy định:
“2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Tại Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Quản lý thuế hướng dẫn:
“Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo”
– Trường hợp Văn phòng đại diện Hitachi Metal Singapore Pte Ltd (VPĐD) trả lương cho cá nhân không bao gồm thuế TNCN và cá nhân ủy quyền quyết toán thuế cho VPĐD thì số thuế được hoàn được xác định trong nghĩa vụ thuế của cá nhân. Việc hoàn thuế TNCN của cá nhân thực hiện thông qua VPĐD. Việc thanh toán tiền thuế TNCN được hoàn giữa VPĐD và cá nhân thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng lao động.
– Trường hợp VPĐD trả lương cho cá nhân không bao gồm thuế TNCN và cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện trực tiếp cho cá nhân. Việc thanh toán tiền thuế TNCN được hoàn giữa VPĐD và cá nhân thực hiện theothỏa thuận tại hợp đồng lao động.
“
“Trả lời công văn số 9730/CT-TNCN ngày 05/10/2017 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về việc thuế thu nhập cá nhân của Ông Bertrand Chane Sam, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm b.2.1, Khoản 3, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“…b.2.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không thuộc trường hợp được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay thì khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo mẫu sau:
– Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
– Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó. Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.
Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
– Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).
– Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài….”
Căn cứ điểm b.2.1, khoản 3, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính và tình hình thực tế của ông Bertrand Chane Sam thì trường hợp ông Bertrand Chane Sam trực tiếp khai quyết toán thuế với cơ quan thuế, có số thuế thu nhập cá nhân đã nộp tại Mỹ thì hồ sơ chứng minh số thuế thu nhập cá nhân đã nộp tại Mỹ bao gồm Bản chụp tờ khai thuế TNCN ở Mỹ (mẫu 1040); Bản chụp chứng từ khấu trừ thuế ở Mỹ (mẫu W2 – có ghi nhận số thuế TNCN đã khấu trừ tại Mỹ và đã được khai tại tờ khai quyết toán thuế năm của tổ chức trả thu nhập), Thư xác nhận thu nhập do Công ty xác nhận số thuế TNCN đã khấu trừ của người nộp thuế tại Mỹ. Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó và các thông tin trên hồ sơ người nộp thuế cung cấp phải đầy đủ, rõ ràng và có mối liên hệ với nhau, đảm bảo xác định được số thuế được khấu trừ là số thuế đã nộp ở Mỹ.
“
“Thuế thu nhập cá nhân của thành viên gốp vốn công ty TNHH Một Thành Viên
Trả lời văn thư ngày 30/6/2011 của Công ty về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
– Căn cứ điểm 3.3, Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định về các khoản thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn gồm:
“Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã”;
– Căn cứ công văn số 7283/BTC-TCT ngày 22/5/2009 của Bộ Tài Chính về việc thuế TNCN đối với cá nhân sáng lập Công ty TNHH một thành viên,
Trường hợp Công ty hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do một cá nhân làm chủ thì khoản lợi nhuận của Công ty sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật và trích lập các quỹ theo quy định tại Điều lệ công ty thì phần thu nhập còn lại của thành viên góp vốn được xác định là thu nhập chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn và phải kê khai nộp thuế như sau:
– Nếu thành viên góp vốn rút lợi nhuận ra khỏi công ty thì phải kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn với thuế suất 5% ngay khi rút lợi nhuận.
– Nếu thành viên góp vốn dùng lợi nhuận để ghi tăng vốn điều lệ của công ty thì chưa phải nộp thuế ngay mà sẽ nộp thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn với thuế suất 5% khi thành viên góp vốn bán doanh nghiệp hoặc khi đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
“
“V/v hướng dẫn thủ tục xác nhận cá nhân cư trú tại Việt Nam hay tại nước ngoài
Tổng cục Thuế nhận được công văn không số ngày 13/5/2011 của Văn phòng đại diện La-Z-Boy Global Limited tại Việt Nam đề nghị hướng dẫn về thủ tục xác nhận cá nhân cư trú tại Việt Nam hay tại nước ngoài. Về việc này, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn cụ thể:
– Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại công văn số 3473/TCT-TNCN ngày 08/9/2010: “1… điều kiện cá nhân có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên là đối tượng cư trú chỉ áp dụng trong trường hợp cá nhân đó không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào. Nếu ở Việt Nam trên 90 ngày và dưới 183 ngày trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam nhưng chứng minh được là đối tượng cư trú của một nước khác thì cá nhân đó vẫn là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.”
– Để chứng minh tình trạng cư trú của cá nhân tại một nước khác thì tại Công văn số 4999/TCT-TNCN ngày 09/12/2010 của Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn: Cá nhân là người nước ngoài phải sử dụng bản gốc Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp.
Như vậy, trong trường hợp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (là nước chưa ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam) không có chế độ cấp giấy chứng nhận cư trú thì nhân viên mang quốc tịch Hoa Kỳ của Văn phòng đại diện La-Z-Boy Global Limited tại Việt Nam phải sử dụng bản sao giấy khai sinh, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế và bản sao hồ sơ khai thuế/mẫu báo cáo thu nhập (mẫu W-2) để chứng minh tình trạng cư trú của mình tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tài liệu này phải được dịch ra tiếng Việt, người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch theo hướng dẫn tại điểm 4, Điều 5 Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
“
“Cục thuế tỉnh Bình Dương có nhận được công văn số TEV-CV/20150715 đề ngày 15/07/2015 của Công ty hỏi về việc thuế TNCN đối với người nước ngoài vào hướng dẫn kỹ thuật tại Việt Nam. Để có cơ sở trả lời theo đúng qui định của pháp luật, ngày 29/07/2015 Cục thuế đã có công văn số 7761/CT-TT&HT đề nghị Công ty cung cấp hồ sơ.
Qua nội dung công văn nói trên và tài liệu do Công ty cung cấp ngày 10/08/2015, Cục thuế có ý kiến như sau:
1- Về thuế nhà thầu nước ngoài.
– Tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam có ghi:
“a) Doanh thu tính thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).”
– Tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam có ghi:
“a) Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).”
Căn cứ qui định nêu trên, trường hợp Công ty có thực hiện hợp đồng thuê hướng dẫn kỹ thuật với Công ty ở nước ngoài thì xác định doanh thu tính nhà thầu nước ngoài bao gồm các khoản: phí tư vấn, chi phí nhập cảnh vào Việt Nam, chi phí di chuyển đi lại, phí lưu trú, phí công tác của chuyên gia bên phía nhà thầu mà Công ty phải trả thay theo thỏa thuận là đúng qui định. Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 12 và Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC thì tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành dịch vụ là 5% và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế cũng là 5%.
2- Về thuế thu nhập cá nhân.
– Tại Tiết đ.4 Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN có qui định:
“đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.”
– Tại Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính có qui định:
“Điều 18. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.”
– Tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng đẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế có qui định:
“b) Hồ sơ khai thuế
b.1) Hồ sơ khai thuế tháng, quý
– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế theo Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.”
Căn cứ các qui định nêu trên, trường hợp Công ty có thực hiện hợp đồng thuê hướng dẫn kỹ thuật với Công ty ở nước ngoài, theo thỏa thuận Công ty có trách nhiệm xác định, kê khai và nộp thuế TNCN cho nhân viên nước ngoài do phía nước ngoài cử sang công tác theo hợp đồng, thì Công ty thực hiện kê khai thuế TNCN cho các nhân viên này cùng với kỳ kê khai thuế TNCN của Công ty, thực hiện kê khai bằng mẫu số: 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Căn cứ theo hướng dẫn tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN và tình hình thực tế các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam để Công ty xác định người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Về thu nhập chịu thuế: Khoản chi phí nhập cảnh vào Việt Nam, chi phí di chuyển từ nước ngoài đến Việt Nam của nhân viên nước ngoài do Công ty chi trả theo hóa đơn, chứng từ phát sinh là chi phí công tác không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.
Đối với các khoản chi phí nêu trong công văn, do Công ty không cung cấp chi tiết các khoản chi nên Cục thuế không có cơ sở để trả lời cụ thể, đề nghị Công ty tự xác định các khoản chi theo hướng dẫn sau: Chi phí lưu trú (Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo) cho chuyên gia nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính; Phí Công tác trong thời gian phái cử cho chuyên gia thực hiện theo hướng dẫn tại Tiết đ.4 Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC; Các khoản chi phí khác nếu có phát sinh, thì tùy theo nội dung cụ thể thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
“
“Tổng cục Thuế nhận được công văn số SLB-08/11/2016 ngày 08/11/2016 của Công ty TNHH Dịch vụ Schlumberger Việt Nam về việc Thuế xuất TNCN áp dụng khi khấu trừ thuế TNCN trên khoản thanh toán chi trả sau khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Vấn đề này Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 3, Điều 36; Khoản 2, Điều 47 Luật số 10/2012/QH ngày 18/06/2012 của Quốc hội về Bộ Luật lao động;
Căn cứ hướng dẫn tại điểm b6, khoản 2, Điều 2; khoản 2, Điều 8; điểm b2, Điểm i; khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;
Theo hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động, nay Công ty đang thương lượng và thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo Điều 36.3 Bộ luật lao động (thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động) thì các khoản tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công Công ty thanh toán cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được xác định như sau:
– Đối với khoản tiền lương chi trả cho người lao động thì trích theo biểu thuế lũy tiến từng phần;
– Đối với khoản trợ cấp thôi việc, người lao động nghỉ việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.
– Đối với khoản hỗ trợ tài chính mà công ty trả thêm cho người lao động (ngoài quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội) sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ hai triệu (2.000.000) đồng trở lên thì Công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
“
“Tổng cục Thuế nhận được công văn số 538/HV-TCKT ngày 21/7/2017 của Học viện công nghệ bưu chính viễn thông về việc quyết toán lại thuế TNCN năm 2016 cho các giảng viên. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Căn cứ Điểm b11 khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế TNCN từ tiền lương tiền công.
– Căn cứ Điều 3, Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
– Căn cứ điểm a, điểm đ, khoản 1, Điều 2 Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
– Căn cứ điểm a, khoản 5, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.
– Căn cứ Công văn số 1381/TCT-TNCN ngày 24/04/2014 của Tổng cục Thuế hướng dẫn danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
Căn cứ các quy định nêu trên, các khoản trợ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy được hưởng theo mức quy định của cơ quan Nhà nước thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
Các khoản phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy nhận được cao hơn mức quy định của cơ quan Nhà nước thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp quyết toán thuế TNCN năm 2016 Học viện chưa tính trừ các khoản thu nhập từ trợ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy theo chế độ quy định thì Học viện kê khai bổ sung vào hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2016 cho các giảng viên.
“
“Tổng cục Thuế nhận được công văn số 48186/CT-TTHT ngày 18 tháng 07 năm 2017 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về các vướng mắc trong chính sách thuế TNCN. Vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 1 của Luật số 26/2016/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều về luật thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ khoản 2, Điều 3 của Nghị định số 65/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 của Bộ Tài chính.
Căn cứ khoản 1, Điều 4 và Điều 10 của Nghị Định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động.
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên Tổng cục thuế thống nhất với ý kiến của Cục thuế Thành phố Hà Nội tại Công văn số 48186/CT-TTHT ngày 18/07/2017: Trường hợp các khoản chi phí làm thẻ tạm trú, visa cho người lao động nước ngoài do công ty chi trả thay cho người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.
Trường hợp công ty thuê người lao động là người nước ngoài thì công ty có trách nhiệm đề nghị cấp giấy phép lao động nên chi phí làm giấy phép lao động do công ty chi trả không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
“
“Tổng cục Thuế nhận được công văn số 001062015/CV-KMC ngày 01/06/2015 của Công ty TNHH Tư vấn Khai Minh vướng mắc về chính sách thuế thu nhập cá nhân. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 1 và tại điểm đ, khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN hướng dẫn:
“”Điều 1. Người nộp thuế
…
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
…”
“”Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị””.
Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp cá nhân người Nhật Bản là cá nhân cư trú tại Việt Nam được công ty mẹ tại Nhật Bản cử sang Việt Nam làm việc tại công ty con; cá nhân chỉ làm việc tại Việt Nam và được nhận thu nhập do công ty mẹ và công ty con trả, đồng thời cá nhân được công ty con trả thay tiền thuê nhà thì tiền nhà trả thay tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại công ty mẹ ở Nhật Bản và công ty con tại Việt Nam trả (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
“
“Tổng cục Thuế nhận được công văn số 410/CT-TT&HT ngày 21/3/2016 của Cục thuế thành phố Hải Phòng và công văn số 44-2016/NHIZ-KT ngày 17/3/2016 của Công ty phát triển Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng báo cáo và bổ sung hồ sơ theo đề nghị tại công văn số 919/TCT-CS ngày 9/3/2016 của Tổng cục Thuế liên quan đến đề nghị tại công văn số 18-2016/NHIZ-KT ngày 01/02/2016 của Công ty phát triển Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng (NHIZ) về khấu trừ thuế đối với chi phí phúc lợi cho người lao động. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
…”
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
…
– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chỉ khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
…”
Căn cứ quy định nêu trên thì:
– Đối với khoản chi phí tư vấn thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài: Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất nêu tại công văn số 410/CT-TT&HT ngày 21/3/2016 của Cục thuế thành phố Hải Phòng khoản chi phí tư vấn thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài không phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời không được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi do đó không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
– Đối với khoản chi phí tư vấn khám sức khỏe cho người nước ngoài là một khâu trong quá trình chăm sóc sức khỏe từ tư vấn đến khám, chữa bệnh cho người lao động do đó được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định nêu trên.
2. Về thuế thu nhập cá nhân
Tại điểm đ.7, khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:
“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
…
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chỉ cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng…”
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp Công ty phát triển Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng (NHIZ) ký hợp đồng thuê tư vấn về thuế thu nhập cá nhân cho đích danh cá nhân hoặc một nhóm cá nhân thì khoản chi này phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
“
“Trả lời công văn số 1579/CT-THNVDT ngày 21/5/2015 của Cục Thuế thành phố Đà Nẵng (nội dung số 8) đề nghị hướng dẫn xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế và cấp hoá đơn lẻ đối với cá nhân cho thuê tài sản, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì khi xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch”
– Tại Khoản 3, Điều 13, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“3. Cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được xác định như sau:
…
Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hóa đơn lẻ.
…”
– Tại Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân”
– Tại Khoản 1, Điều 7, Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“1. Đối với các Khoản chi theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước: đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi đến Kho bạc Nhà nước các tài liệu, chứng từ dưới đây:
…
c) Hồ sơ thanh toán trực tiếp bao gồm:
…
+ Chi phí thuê mướn: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những Khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những Khoản chi có hợp đồng).
…
+ Các Khoản chi khác: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những Khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những Khoản chi có hợp đồng).”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên thì:
– Trường hợp cá nhân phát sinh hợp đồng cho thuê tài sản mà tổng doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT và thuế TNCN, kể cả trường hợp thời hạn cho thuê trên hợp đồng không đủ 12 tháng của năm dương lịch.
– Cơ quan Thuế không cấp hóa đơn lẻ cho hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho doanh nghiệp thuê kể cả trường hợp doanh thu cho thuê trên 100 triệu đồng/năm. Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân (nếu có trong trường hợp bên thuê là người nộp thuế thay), không phải lập Bảng kê theo mẫu số 01/TNDN tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC. Riêng đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho cơ quan, đơn vị, sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước thuê và có yêu cầu cấp hóa đơn thì Cơ quan Thuế vẫn thực hiện cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân cho thuê tài sản theo quy định.
“
“Tổng cục Thuế nhận được công văn số 592/CT-TNCN ngày 10/3/2015 của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh vướng mắc về khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“”Điều 1. Người nộp thuế
…
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“”đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).
…
Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ những không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.””
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp người lao động Nhật Bản được công ty mẹ tại Nhật Bản cử sang Việt Nam làm việc (người lao động này không còn giữ chức vụ hay đảm nhiệm công việc gì tại công ty mẹ) và hàng tháng được công ty mẹ trả thu nhập. Công ty con tại Việt Nam không phải thanh toán lại khoản thu nhập này cho công ty mẹ, đồng thời hàng tháng công ty con tại Việt Nam trả tiền lương, tiền công và trả thay tiền thuê nhà cho người lao động thì khoản tiền thuê nhà do công ty con tại Việt Nam trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại công ty mẹ ở Nhật Bản và công ty con ở Việt Nam chi trả (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
“
“Trả lời văn bản 276/RVC-16 ngày 19/12/2016 của Công ty về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN):
– Tại Khoản 1, 2 Điều 1 quy định người nộp thuế:
“1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
…
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.”
– Tại Điểm Khoản 1 Điều 25 có quy định về khấu trừ thuế:
“1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
…”
– Tại Điểm e3, Khoản 2 Điều 26 quy định:
“Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.”
Căn cứ theo các quy định trên:
Trường hợp Công ty theo trình bày có người lao động Việt Nam là nhân viên Công ty được cử đi làm việc dài hạn 2 năm tại Singapore (làm việc từ tháng 04/2017 đến tháng 03/2019 và ở Việt Nam dưới 183 ngày trong năm) nhưng vẫn duy trì nơi ở đăng ký thường trú tại Việt Nam, nếu người lao động không chứng minh được là cá nhân cư trú tại Singapore thì thuộc đối tượng cá nhân cư trú tại Việt Nam, phải kê khai nộp thuế TNCN tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. Trường hợp Công ty chi trả thu nhập cho người lao động giai đoạn từ tháng 01/2017 đến tháng 03/2017 và từ tháng 04/2017 trở đi thu nhập từ hoạt động làm công tại Singapore do Công ty chi trả (Công ty tại Singapore sẽ hoàn lại chi phí tiền lương mà Công ty đã chi trả cho người lao động) thì Công ty có nghĩa vụ khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần trên tổng thu nhập được Công ty chi trả, kết thúc năm nếu người lao động có giấy chứng nhận là cá nhân cư trú tại Singapore thì Công ty thực hiện kê khai bổ sung, điều chỉnh cho tờ khai thuế TNCN theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính. Cá nhân nêu trên không phải thực hiện quyết toán thuế TNCN trước khi rời Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.
“
“Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4286/CT-KTTT1 ngày 04/10/2014 và Công văn số 4945/CT-KTT1 ngày 21/11/2014 của Cục Thuế TP Đà Nẵng về chính sách thuế TNCN đối với chuyển nhượng vốn của các cá nhân trong Công ty cổ phần Khách sạn Điện lực. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 quy định:
“1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”
Tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán quy định:
“Điều 12. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;”
Tại Điều 25 Luật Chứng khoán quy định:
“Điều 25. Công ty đại chúng
1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:
a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.”
Tại Điểm 4 Khoản 2 Mục II Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/9/2008 hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế:
“4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng vốn của cá nhân trong các trường hợp sau:
4.1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
4.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán.”
Tại Điểm 2, Khoản 2, Mục II, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
2.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
2.1.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn góp và các chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
…
2.1.4. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (20%)
2.2. Đối với chuyển nhượng chứng khoán
Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.
…
2.2.2. Thuế suất và cách tính thuế
a) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
…
Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần.
b) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Cách tính thuế phải nộp như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 0,1%
Tại Công văn số 12501/BTC-CST ngày 20/9/2010 của Bộ Tài chính về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần:
“1. Về việc phân biệt giữa chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng vốn đối với chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần:
– Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong các công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán là chuyển nhượng chứng khoán, áp dụng quy định về thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán.
– Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần không thuộc trường hợp nêu trên áp dụng quy định về đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.
Việc xác định công ty cổ phần là công ty đại chúng căn cứ vào Điều 25, 26 Luật Chứng khoán.”
Căn cứ các quy định nêu trên và hồ sơ kèm theo Công văn số 4945/CT-KTT1 của Cục Thuế TP Đà Nẵng, Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục thuế TP Đà Nẵng tại công văn số 4286/CT-KTTT1 nêu trên do tại thời điểm ông Ngô Việt Hải và ông Trương Công Sơn chuyển nhượng cổ phần ngày 21/6/2010, Công ty CP Khách sạn Điện lực có vốn điều lệ 9,6 tỷ đồng (theo Giấy CNĐKKD số 0400411050 ngày 09/11/2009); giao Cục Thuế TP Đà Nẵng căn cứ hồ sơ cụ thể và quy định của pháp luật về thuế TNCN để hướng dẫn thực hiện.
GIẢI PHÁP
Thuế thu nhập các nhân không quá phức tạp nhưng cần lưu ý các điểm sau: cá nhân cư trú hay không cư trú, thu nhập đó miễn thuế hay không, thu nhập đó có vượt mức theo quy định hay không ?, các khoản giảm trừ đã được tính đầy đủ chưa ?, phân biệt thu nhập đó là loại thu nhập nào để áp dụng mức thuế đúng. Liên hệ với chúng tôi để được trao đổi chi tiết hơn cho tình huống của Công ty.